Cần biết

Ngày giỗ tiên thường hàng năm: Nguồn gốc, ý nghĩa

Cúng giỗ là một buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời quan trọng trong phong tục của người Việt Nam. Ngày Giỗ được tính theo Âm lịch, còn được gọi là ngày Cát Kỵ.

Ý nghĩa ngày giỗ tiên thường

Nếu người phương Tây coi trọng ngày chào đời bằng lễ sinh nhật thì người Á Đông, đặc biệt là người Việt Nam coi trọng ngày khuất núi, được tổ chức bằng lễ cúng giỗ hàng năm. Cúng Giỗ thể hiện tấm lòng tưởng nhớ của người đang sống đối với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với tổ tiên.

cung gio 1

Cúng giỗ, ảnh minh họa

Ngày Giỗ Thường hay còn được gọi là “Cát Kỵ”, đó là ngày Giỗ của người quá cố kể từ năm thứ ba trở đi.

Ngày giỗ này của người quá cố sẽ được duy trì đến hết năm đời. Ngoài năm đời, người ta tn rằng vong linh người quá cố đã siêu thoát hay đầu thai trở lại nên khonong cần thiết phải cúng giỗ nữa.

Nếu như giỗ Tiểu Tường và giỗ Đại Tường là lễ giỗ trong vòng tang, còn mang nặng những xót xa, tủi hận, bi ai thì ngày giỗ Thường lại là ngày của con chúa nội ngoại xum họp tưởng nhớ người đã khuất.

Đây là dịp để con cháu hai họ nội, ngoại tề tựu họp mặt đông đủ. Những dịp như thế cũng là dịp để mọi người trong gia đình, dòng họ gặp nhau, ôn lại kỷ niệm với người quá cố và thêm phần thăm viếng sức khỏe cộng đồng gia đình, dòng họ.

Đồ lễ, phong tục cúng giỗ tiên thường

Vào ngày Cát Kỵ lễ cúng cũng như mọi giỗ khác với đầy đủ: Hương, hoa, quả, phẩm oản, vàng mã và mâm lễ mặn gồm có xôi, gà, các món cơm canh…

Thường thì trong ngày Cát Kỵ, người ta chỉ mời những người trong gia đình họ tộc đến dự (diện mời không rộng như hai giỗ trước).

Theo tục xưa, trước ngày trọng giỗ như: giỗ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng còn có lễ Tiên Thường. Tiên Thường là ngày giỗ trước. Trong ngày Tiên Thường người đứng giỗ phải làm lễ báo với Thổ Thần để xin phép cho hương hồn người được cúng giỗ về phối hưởng và cho phép vong hồn nội ngoại gia tiên nhà mình về cùng dự giỗ.

Sau đó, gia chủ ra mộ người được hưởng giỗ để làm lễ mời Tiên linh về dự giỗ, đồng thời các con cháu sửa sang đắp lại mộ phần. Từ sáng ngày Tiên Thường, gia chủ đã phải lau chùi bàn thờ, bày biện lễ vật của gia chủ và người gửi giỗ.

Trong ngày Tiên Thường, gia chủ phải làm hai lễ: lễ cúng yết cáo Thổ Thần và lễ cáo Gia tiên với: hương, hoa, quả, phẩm oản, tiền vàng, trầu, rượu, lễ nặm cúng dâng và khấn theo văn khấn:

Suốt từ lúc cáo giỗ ngày Tiên Thường cho đến hết ngày hôm sau, bàn thờ lúc nào cũng có thắp hương.

Khách tới ăn giỗ có thể mang đồ lễ là vàng hương, trầu rượu, trà nến, hoa quả. Khi khách tới, con cháu phải đón đồ lễ đặt lên bàn thờ trước khi khách lễ.

Khách lễ trước bàn thờ: 4 lạy 3 vái. Gia chủ đứng đáp lễ. Lễ bàn thờ xong, khách quay vái người đáp lễ.

Sau khi bày cỗ bàn, thắp hương, gia chủ khăn áo chỉnh tề bước vào chiếu trải trước bàn thờ, chuẩn bị lễ.

Gia chủ đứng thẳng, chắp hai tay giơ cao lên ngang trán, cong mình cúi xuống, đặt hai tay vẫn chắp xuống chiếu, cúi rạp đầu xuống hai tay đang chắp (thể thủ phục), cất đầu và mình thẳng lên, đồng thời co chân phải lên chiếu để sửa soạn đứng dậy, hai bàn tay vẫn chắp xuống tì vào đầu gối bên phải mà đứng lên.

Sau khi gia chủ, con cháu, bạn bè thân hữu, khách khứa khấn lễ xong. Đợi hết ba tuần hương thì gia chủ lế tạ, hóa văn khấn, hóa vàng, rồi xin lộc hạ lễ.

Cuối cùng gia chủ bày bàn, bày mâm cỗ mời họ tộc, khách khứa ăn giõ, cùng ôn lại những kỷ niệm về người đã khuất và thăm hỏi lẫn nhau.

Như vậy, ngày giỗ tiên thường hàng năm ngoài thể hiện sự tưởng nhớ, hiếu kính của con cháu đối với người đã khuất còn là dịp để con cháu ôn lại kỷ niệm với người quá cố cũng như thăm viếng sức khỏe nhau, tăng cường mối giao lưu, đoàn kết trong dòng tộc, hàng xóm láng giềng.

Đây là một nép đẹp trong văn hóa của người Việt Nam cần được bảo tồn, lưu giữ.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button