Lễ cầu con (cầu tự) và những điều nên biết
![](https://www.egiadinh.com/wp-content/uploads/2021/07/le-cau-tu-1502.jpg)
Khi nhắc đến lễ cầu con, người ta thường nghĩ ngay đến cầu tự ở chùa Hương, chùa Ngọc Hoàng, Đền Sinh. Vậy tại sao lại cầu tự, thủ tục cầu tự, cầu tự ở đâu, như thế nào mới đúng?
Đền Sình ở Hải Dương |
Vì sao chậm có con?
Khi bị hiếm muộn, chậm có con cần xem xét cả 2 yếu tố:
– Đi khám sức khỏe ở các bệnh viên hoặc trung tâm chuyên về sức khỏe sinh sản: Ngày nay, tỷ lệ vô sinh ở nam và nữ khá cao. Y học hiện đại đã hỗ trợ sinh sản khá tốt bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm hoặc chữa trị một số bệnh vô sinh.
– Trong nhiều trường hợp, đi khám xác định hai vợ chồng hoàn toàn khỏe mạnh, có khả năng có con nhưng không thể mang thai. Một trong những yếu tố cần xét đến là tâm linh liên quan đến vận mệnh, tuổi của vợ chồng.
Theo GS Nguyễn Tiến Đích, nếu 1 trong 2 vợ chồng đang bị phạt hoặc phải trả nghiệp từ kiếp trước thì có thể không có con. Muốn mang thai, trước hết phải sám hối về lỗi lầm, xin “khất” chậm trả nghiệp chứ không thể xóa nghiệp. Bởi Nghiệp cần phải trả và trả đủ, không ở kiếp này thì vào những kiếp sau.
Ngoài ra, theo GS Đích, có những cặp vợ chồng khỏe mạnh, không phải trả Nghiệp hay bị phạt gì cả, mà vẫn không thể có con. Lý do là vợ hoặc chồng bị vong nhập hoặc vong theo, tức là bị một hoặc một số linh hồn người âm nào đó nhập vào cơ thể hoặc cứ bám theo làm cho không thể có con.
Một yếu tố quan trọng là nếu cưới, đón dâu vào giờ phạm như vào ngày giờ sát, ngày có sao kỵ giá thú, sao Cô thần, Quả tú, Ly sàng v.v… thì rất khó có con. Trong trường hợp này bạn cần làm lễ tạ lỗi với ông bà Tơ Hồng, xin tha thứ. Nếu được tha thứ mới hy vọng có con.
Để cầu tự (cầu con) có thể dùng Phù cầu do những người có khả năng lập. Tuy nhiên, đây là một vấn đề tâm linh vượt xa hiểu biết của chúng ta ở giai đoạn hiện nay nên rất dễ sa vào mê tín dị đoan.
Chùa Ngọc Hoàng |
Những nơi cầu tự nổi tiếng
Có 3 địa chỉ nhiều người thường lui tới để cầu tự (cầu sớm có con) đó là:
– Chùa Hương ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội: Lễ cầu tự được làm tại Hang Cô.
– Đền Sinh ở Chí Linh, Hải Dương: Nơi có phiến đá hình người mẹ đang sinh nở.
– Chùa Ngọc Hoàng ở TP. Hồ Chí Minh (hay còn gọi là Phước Hải Tự): Cầu con tại “Kim Hoa thánh mẫu” và 12 bà mụ.
Lưu ý: Người ta thường cầu tự ở đình, chùa hoặc đền miếu, nhất là tại những nơicó tiếng là linh thiêng như đền Và ở Sơn Tây thờ Tản Viên Sơn Than (HàTây), đền Kiếp Bạc Hải Dương thờ Hưng Đạo Vương (Hải Dương), đền Phủ Giầy ở Nam Định thờ Liễu Hạnh Công Chúa, và nhất là chùa Hương ở làng Yến Vỹ, huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Tây nơi có thờ Phật Bà Quan Âm.
Chùa Hương |
Lễ cầu tự thế nào mới đúng
Lễ cầu tự tức lễ cầu thần thánh ban cho mình đứa con lập tự về sau. Xưa nay ta tin tưởng ở thần quyền và thần thánh là những vị có thể trừng phạt ta hoặc giúp đỡ ta về mọi phương diện, kể cả việc cho ta một đứa con.
Muốn đi cầu tự, trước hết phải giữ mình cho thanh khiết, phải ăn chay niệm Phật để tâm thành động tới quỷ thần. Phải tắm nước ngũ vị đề tẩy mùi xú uế trần tục. Phải kiêng ăn hành tỏi.
Tới đền chùa với đủ lễ vật gồm vàng hương, hoa quả, trầu rượu, xôi gà, trường hợp đi chùa, không dùng đồ mặn, các bà đi cầu tự lễ trước bàn thờ thần linh hoặc trước Phật đài chỉ cầu xin một điều: xin Trời Phật ThầnThánh ban cho một mụn con trai.
Tại chùa Hương, nơi chùa Hang thiết lập trong động, có nhiều tảng đá nổi lên, trông hình như các em bé. Khách trẩy hội cầu tự tới xoa đầu các em bé đó, rủ về với mình. Nhiều tảng đá trông nhẵn thín như đầu trọc của các em bé vì trải nhiều bàn tay các bà xoa cầu con từ bao đời nay.
Những người đi cầu tự, lúc trở về, phải tự coi như đã có một em bé đi kèm theo. Trong suốt hành trình từ nơi cầu tự về nhà, những người này,có những hành động như một người mẹ dắt con theo, mua quà bánh, mua đồ chơi, lúc đi đò trả hai xuất tiền đò, lúc ăn cơm có thêm thức ăn dành cho em bé. Khi về tới cửa, những người này gọi người nhà ra đón chú hay đón cậu. Từ buổi đó, đến bữa ăn phải đơm thêm bát đũa cho chú hoặc cho cậu. Người ta sắm sẵn cả nôi để chờ ngày thấy tin lành, nghĩa là ngày người đàn bà thấy những triệu chứng sắp thành mẹ.
Trong những câu chuyện truyền khẩu về cầu tự, người ta thường kể lại rằng những con cầu tự rất khó nuôi, và thường hay chết yểu khi mới lên năm, lên ba. Đó không phải là con của Thần, Thánh, Phật ban cho, mà là con của lũ mẹ Ranh đầu thai vào, vì khi người mẹ đi cầu tự, lũ mẹ Ranh ở đền chùa nhận với Thần, Thánh, Phật để xin cho con mình đi đầu thai, nhưng chỉ sau mấy năm chúng lại bắt về, nên đứa trẻ sinh ra bị chết yểu.
Con nếu đúng con của Thần, Thánh, Tiên Phật cho thì đứa trẻ sẽ ở với cha mẹ trọn đời, và suốt đời cha mẹ sẽ luôn luôn chiều chuộng đứa trẻ cho dẫu khi lớn cũng vậy. Ta thường dùng ba tiếng /con cầu tự /để chỉ những đứa trẻ nào được cha mẹ nuông chiều.
Lễ cầu tự thể hiện khát vọng mong muốn có con của các cặp vợ chồng hiếm muộn. Nó tiếp thêm sức mạnh cho các cặp vợ chồng này trong hành trình tìm kiếm cho mình một đứa con.
Nên đọc
Khám vô sinh hiếm muộn như thế nào, ở đâu tốt?
Giá siêu âm, khám thai, khám bệnh của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Lịch khám bệnh Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Viện C) mới nhất
Lịch khám bệnh, thời gian làm việc Bệnh viện Từ Dũ, giá khám